Entry for December 01, 2007

Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu
Tôi muốn làm nhà văn chân thật
chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

(Lời mẹ dặn)

Thư của bố

Con trai yêu quý của bố! Việc học quả là khó khăn gian khổ, mẹ con nói phải đấy… e hèm.

Vậy là thấm thoắt bóng trâu phi cửa sổ đã được mười bảy năm, nay con trai của bố đã lên mười bảy tuổi. Tuyệt vời, con ạ. Mới ngày nào con còn ị bô và kêu gào như chợ cháy, nay với sự trợ giúp của Dielac Mama, con đã cao một mét tám mươi nhăm, lông chân một thùng, lông nách một gánh, thủ dâm mỗi sáng, mộng tinh hằng đêm, và có thể đường đường chính chính bẻ gãy sừng hươu – tất nhiên bố con ta đang giả định rằng hiện là mùa xuân và hươu nai đang thay gạc.

Con trai yêu quý!

Hôm trước con có hỏi bố về định hướng nghề nghiệp – ừ, vì con sắp phải bước vào cuộc thi bốc cứt đầy khí thế để chen chân vào giảng đường đại học đặng sau này vợ chồng rau cháo nuôi nhau. Bố bận quá, con ạ, công việc ngập đến rốn, cấp dưới ngu độn, cấp trên ngu đần, nên đến hôm nay bố mới trả lời con được. Vậy con hãy đọc đây mấy dòng tu huýt của bố – tất nhiên ý bố là “tâm huyết”. Con hãy đọc đây tấm lòng của một kẻ bố yêu con [vỗ tay]. Read more

Tượng đài

Hê lô chúng mày và bây giờ là 10 giờ 34 phút buổi tối. Xin trào, và 35. Đã lâu không mò mẫm Yahoo 360, và 36. Ngáp, và 37.

Một mẻ (bullshit load) thời gian kể từ khi đi làm ở Gameloft. Nhiều đồng bào rằng tại sao mày chó thế, gào thét brain bleed cho nhiều rồi lại nai lưng đi làm thuê. Không ý kiến. Có thể nhụt đấy, nhưng nó có tiền. Đã có tiền lận lưng, đi có thể ngẩng mặt, đứng có thể ưỡn ngực, ai mượn có thể chửi, ai xin có thể nhổ, bước ra đường sá đông dân như vào nhà xí không người, thì một chút nhụt có là bao. Đấy bản chất con người là như thế, những kẻ đầu óc mới dậy thì còn ngây thơ trong sáng đừng có nhầm nhọt giữa trăng sao, đom đóm, với đèn đường, hay hố đen, hay lùn trắng. Vì Anh-xờ-tanh cũng đã kết luận chẳng sai, chỉ có vận tốc của ánh sáng trong chân không là tuyệt, còn lại mọi thuyết đều là tương, cho dù có hẹp như lỗ kim hay rộng như lỗ dùi.

Và 46. Dạo này trời mưa rất thường. Khuya rồi.

Chán ngắt.

Ngày xưa khi -1X lặn lội vào đến Nam Kì, leo lên tàu làm phụ bếp, qua Pháp dự hội nghị, ghé Nga thăm mộ Lênin, về Hương Cảng gầy dựng phong trào, thì thằng cảnh sát giao thông phạt lỗi ba mươi nghìn, đưa một trăm thối năm chục đang ở đâu? Khi -1X khác liệng tạc đạn không chuyên nghiệp, ai cũng ngoẻo chỉ một người không ngủm, đành nhảy sông theo nước, thì thằng thứ trưởng ăn hối lộ đang ở đâu? Khi 0X được kết nạp vào đảng cộng sản Trung Quốc rồi Hồng quân Liên Xô, khi 1X bắt đầu công cuộc bắn Pháp chảy máu, khi 2X viết dòng đầu tiên của Tiến quân ca rồi chặt tay ôm bộc phá, 3X khóc đàn bò vào thành phố, khi 4X bán nhẫn cưới kiếm tiền mua dây điện, 5X cõng bạn dưới trận mưa bom bi, thì chó mèo heo ngỗng đang ở đâu?

WTF, lúc ấy tụi mày đang ở đâu?

Đang ngồi chình ình ở đây là một lũ ăn mày 8X bất lực giương mắt đói nhìn các XXX tiền bối ăn tham, ăn của đút, ăn chặn, lừa dân, dối dân, phản dân, hiếp dân, ỉa lên đầu dân, báo hại nhân dân…

Quái đản. Trời mưa to. Mặc áo len, chui trong áo mưa, gió thổi phần phật, lạnh. Một đứa con nít nằm chèo queo trên vỉa hè Hàng Xanh. Mưa. To đến Rất To. To. Có thằng ngồi hút điếu thuốc 10,000 đôla (hệ thập phân của Mĩ kia dùng dấu chấm, không dùng dấu phẩy).

Kết luận như bác Việt đen:

“Ta quyết định ta không đi đâu nữa
Ta đứng ngay đây ta làm tượng đài.”

Và 08. 11:08 PM. Cũng như 0X, 1X, 2X… nay đã đến 9X. Rồi sẽ lại 0X. Có thể sẽ đứng ngay đây làm trung tâm, nhìn chúng bay vòng quanh.

Làm thơ thế nào

(Bởi vì mãi em chẳng chịu tin là anh làm thơ rất rất hay, nên hôm nay anh post đây để công chứng cái tài năng chói lói của anh).

Con người ta – tức là những kẻ rảnh rỗi không phận sự, không ăn chặn thuế, không dạy luật xây dựng, không đi thăm Miến Điện, không chấm thi Vietnam Idiots, cũng không lái xe tông vô tàu lửa – rất thường làm thơ. Từ xưa đến nay thiên hạ thơ thẩn rất là nhiều, đếm sao cho xuể. Tây có Púxờkin kia vừa làm thơ vừa đấu súng, có Hêmingquây kia vừa ngâm thơ vừa húi tóc, lại có cả Đanté kia vừa rống Thần khúc lại vừa đan vừa té, tài năng khiếp người. Tàu kia cũng có Tagô vừa làm vườn vừa lãnh Nôben, có Vương Bột kia vừa ca Đằng Vương Các vừa hộc máu, có Lý Bạch mặc áo xanh vừa ngâm thơ vừa vồ trăng như chó vồ xương, lại có Thôi Hiệu lưng giắt cây sáo, cỡi con Xích Thố của Lã Bố phi qua sông Dịch, ca bài “Hoàng hạc nhất khứ hề bất phục hoàn”, đi ám sát Tư Mã Thiên bất thành, anh hùng biết mấy. Cũng thế, Việt Nam ta đâu hề kém cạnh, có Đặng Dung bị trói giật cánh khuỷu vẫn hát lời mài gươm, Nguyễn Khuyến say bét nhè khóc bác Dương “Mới nghe tôi đã múa tay lên trời”, lại có thần đồng Trần Đăng Khoa cho con bướm vàng nhảy ra nhảy vào y chang con cóc, trong khi Nguyễn Bính lại cho con bướm vàng đậu thám hoa vân vân…

Không, thế nhưng (rất đáng tiếc, tuy rất đáng) cái truyền thống viết thơ lãng mạn nhìn xa xăm buồn xa xăm kia không còn nữa. Thời buổi cơm áo gạo tiền, để đất nước giàu mạnh hơn Nguyễn Minh Triết đã cùng Nguyễn Cao Kỳ bắt tay, không còn mưa rơi trên lá và bình minh chim hót nữa. Mùa xuân đình tiền không còn nhất chi mai, mùa hè không còn giỏ xe chở đầy hoa phượng, mùa thu không còn con nai vàng câu cá, mà mùa đông Nôen cũng không còn Chúa hài đồng Phề lít Na ví đà nữa. Ngày nay Nô en người ta viết những vần thơ rất thực tế như sau:

Buổi sáng lễ Noel của anh bắt đầu với con mụ bán cà phê mập như heo mà anh đang thiếu nợ
Anh kí sổ thêm một li đen trái với lệ thường
Ngồi bệt vỉa hè nhìn bà con xuôi ngược trên đường
Rồi nhếch cặp môi khô nở nụ cười đéo damn cố hữu

Buổi tối Noel anh tiếp tục làm không công cho lão An nhà bán phở
Phụ thằng Thái Minh Nguyên kiếm chỗ ngủ qua đêm
Anh quay cuồng giữa khăn lạnh, mía dâu, hủ tiếu bò viên
Dắt cho khách mấy chiếc Attila và ước gì tối nay trời nắng…

Chao ôi, nghệ thuật phải là ánh trăng lừa đảo, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng chửi thề kia, thoát ra từ những kiếp lầm than:

Anh lấy gì để đảm bảo với em
rằng anh sẽ chẳng bao giờ chết đói?
Khi cái xã hội này đầy rẫy những thối tha
Mà anh lại không quen bám đít các bố già
Cũng chẳng ưa vuốt đáy quần anh trẻ
Anh hơi bị khác em – chà, trời sinh ra thế
Anh * vào cái ngày ta tìm thấy lại nhau
Một thằng nhìn đời qua lăng kính hình cục cứt và một thiên tiên mộng ước đầy đầu
Lẽ ra ta nên chém nhau ấy mới là đúng đạo.

Tất nhiên đây là những câu thơ nặng mùi giàu nghèo và phân biệt chủng tộc 3K. Nếu lùi hơn một chút, thơ còn ngây hơn nhiều. Không chửi nặng tay. Rặt một giọng ngợi ca hay là tự sự:

Xin tự giới thiệu, mỗ là Mô Văn T
Vừa đi học nâng cao trở v`
Bằng đỏ bổ túc trung cấp dân lập thể dục
Bằng xanh cấp bổ sung môn d
Mỗ được phân công dạy lớp mười hai hăm hai
Sĩ số băm gái hăm trai
Tất nhiên là mỗ cực khoái
Cho nên mỗ phải ra oai
Dưới quyền của mỗ chúng hắn đừng mong điểm kkkao
Nhất là những kẻ dám dài hơn mỗ
Chúng hắn làm mỗ cứ ngước lên mỏi gần gãy cổ
Mỗ tất phải đè cho biết tay
Đặc biệt có thằng Huỳnh Đức Trâu Cày
Cái thằng cả gan xúc phạm tới mỗ
Mỗ cho hắn đội sổ
Coi thử hắn ngóc cách chi?
Thân mỗ thì vuông
Mỗ lăn nhanh hơn đi
Tướng mỗ thì tốt
Lý Đức cũng đếch hơn gì!
Mỗ kịch liệt bài trừ bóng gỗ
Vì hắn không có ăn ý với chiều kkkao của mỗ
Mỗ chỉ thích đá banh
Làm thủ môn mỗ chắn hết khung thành
Đường đi trước mặt mỗ còn dài
Dài như khoảng cách từ đầu mỗ đến trời
Mỗ còn phải nỗ lực hết sức
Học trò mỗ phải khởi động cật lực
Một hai một hai
Một hai một hai… bái bai!

Đôi khi thơ ngày nay cũng còn chút hơi tàn hồn nhiên ngày xưa khi Trần Đăng Khoa còn buổi sáng thả diều trên đê Yên Phụ, buổi chiều nấu cơm chờ mẹ về mắng “Con chưa ngoan, damn you”, buổi tối bảo bà “Tao đã đi ngủ đâu mà bà mày đã ngủ”. Đó là những câu thơ tứ tuyệt bất hủ:

Mưa rơi tí tách
Rơi trên cặp sách
Thầy đi ì ạch
Bỗng té cái ‘bạch’.

Là những khúc ngũ ngôn bất tử:

Nhắm chừng gần hết tiết
Thầy vọt lên Viva
Chuông vừa reo tan học
Thầy vù ngay về nhà.

Nhà thầy thực là tuyệt
Có cây có cả hoa
Thầy ngồi kèm con học
Hai cộng hai bằng ba.

Con thầy nay lên bốn
Đã học tới lớp năm
Vì thầy dạy môn toán
Nên con thầy được nâng.

Và những dòng tự do phổ nhạc bất lực:

Sống… trên đời này
Người giàu sang cũng như người giàu có…

Vầng… Phải thừa nhận rằng thơ nghệ thuật vị mưu sinh đã quá nhiều. Đời nay rặt những giọng thơ khó hiểu viết nhanh như chớp nháy, dùng để in thành tập 500 bản, đem bán giá mười mấy ngàn đồng một cuốn. Đó là những bài thơ khiến con người ta vừa uống cà phê vừa cười ói:

Hãy uống cạn ly cà phê sáng nay
của anh đi! Trong ly cà phê của
tôi có giọt nước mắt. Trong ly của
anh có giọt máu hồng và cho tôi

nói nhỏ điều này. Hãy cho tôi đi
bằng đôi chân của anh vì chân tôi
không còn nữa. Cho tôi sờ cuộc đời
bằng đôi tay của anh vì tay tôi

không còn nữa. Cho tôi nhìn cuộc đời
bằng đôi mắt của anh vì mắt tôi
không còn nữa. Cho tôi nói tiếng người
bằng thanh quản anh vì cổ họng tôi

không còn nữa… Hãy uống nốt những giọt
cà phê còn lại của anh, những giọt
cà phê vui sướng, những giọt cà phê
muộn phiền, những giọt cà phê trung tính,

tôi nói nhỏ điều này: Hãy cho tôi…

Hoặc có sức mạnh nhuận trường như sóng thần:

1.Vừa
xem TV thấy trận động đất và
sóng thần tàn phá ghê gớm. Tôi tắt
TV cho lòng bớt xao động, ngồi yên
một lúc, buồn buồn tôi lại vặn radio
theo quán tính vì không biết làm gì,
rà bắt được tần số của một đài
phát thanh Việt ngữ. Thế là tôi lại

nghe một dài phát thanh Việt Nam. Thường
thì tôi rất ít thời giờ rảnh để
nghe đài phát thanh đêm. Thường thì tôi phải làm việc. Thường thì tôi viết hay
đọc sách hoặc xem TV, thế mà đêm
nay tôi đã nghe một đài phát thanh

2. Việt Nam. Tôi không nghe tin tức, tôi
cũng không nghe âm nhạc, tôi cũng chẳng
chú ý một chương trình nào cho ra hồn.
Thế mà tôi lại chú ý đến một
chương trình quyên góp cho American Red Cross
của đài Việt TX radio. Tôi đã lắng
tai nghe xướng ngôn viên một cách kính
cẩn trang nghiêm như thời nhỏ lần hạt
đọc kinh trong tu viện. Tôi đã nghe

3. rõ từng tên. Tôi đã nghe thật chăm chú
từng số tiền của mỗi người đóng góp.
Có ông thương gia, ông bà Bác sĩ,
(dĩ nhiên ông thương gia hay ông bà
BS thì họ đóng góp khá nhiều tiền)
có người sửa xe, có anh hay chị
công nhân, người làm chợ. Có những em
nhỏ gọi lên đóng góp số tiền để
dành. Có cụ bà đã trên 80
đóng góp 50 dollars, bà cụ nghẹn
ngào nói: “Xin đừng gửi cái check của tôi đi
ngay cho American Red Cross vì trong
chương mục ngân hàng của tôi đã hết
nhẵn tiền, xin hãy chờ vài bữa nữa
để tiền già của tôi cập bến vào chương
mục rồi hãy gửi đi.” Thật là một
tấm lòng vàng. Bà cụ nghẹn ngào trong

4. tiếng nấc run run. Ôi! con người, còn
có những con người cao quí thay! Cuộc
đời này vẫn còn rất đẹp và rất
đáng sống. Tsunami dù là có thêm
Tsunami nào nữa. Dù là có những
cơn thiên tai khủng khiếp nào nữa. Sóng
thần hay chiến tranh cũng chỉ tiêu diệt
được thứ vật chất phù du vô nghĩa,
mà nó không thể tiêu diệt được tâm
hồn cao quí đẹp đẽ của con người.

Riêng gã thi sĩ bệnh hoạn hèn mọn
này cũng gọi vào Việt Texas Radio
đóng góp 20 dollars cho American Red Cross, thật
là một số tiền hết sức nhỏ nhoi
đáng xấu hổ, nó chưa mua nổi một
chai Whisky hạng xoàng để thỉnh thoảng
nốc vào rồi làm thơ cho nó âm ấm
cuộc đời trần ai khoai củ này. Thôi
thì của ít lòng nhiều vậy.

Cũng đừng quên liệt ra đây những vần thơ khiến Chúa cũng phải nhỏ lệ mà rằng “Ta bảo thật, cho ta cùng cầu nguyện với”:

Những hình ảnh và những con số
về trận sóng thần, động biển vừa
xảy ra ở Nam Á vừa qua,
hình ảnh nào, con số nào cũng

thật là khủng khiếp, khủng khiếp đến
mức người ta phải nghĩ rằng phải
chăng đấy chính là điềm Chúa đến,
và, ôi, khéo mà đúng thế thật,

kinh thánh chẳng đã viết về những
ngày ấy: động đất, chiến tranh, đói
kém, bệnh dịch sẽ xảy ra ở
khắp nơi thì chiến tranh đói kém

bệnh dịch đã xảy ra ở khắp
nơi rồi, ai cũng biết điều đó,
chỉ còn động đất nữa thì bây
giờ cũng đã có động đất và

cả trái đất đều được chứng kiến…
vậy thì ngày Chúa đến chắc chẳng
còn xa nữa, ôi! Con người, chúng
mình, loài người mình trần mắt thịt,

chúng mình không thể biết dù chỉ
một phần rất nhỏ ý chỉ công
việc của Chúa, chúng mình chỉ biết
cầu nguyện, chúng mình xin Chúa cho

chúng mình làm được những gì mà
chúng mình có thể, chẳng hạn, chúng
mình không tàn phá thiên nhiên, không
chặn biển ngăn sông lấp hồ lấp

đầm, chúng mình không chặt phá rừng
bừa bãi, không xả khí độc vào
bầu khí quyển, chúng mình không tiếp
tục gây chiến tranh, chúng mình bớt

chút của người giầu cho người nghèo,
chúng mình sống tốt với chúng mình
hơn tí nữa, chúa sẽ đến và
sẽ đến đột ngột như kẻ trộm,

ngoài điều đó chúng mình chẳng còn
biết gì hơn, chúng mình chỉ còn
có biết mỗi việc là cầu nguyện.

Hiển nhiên, đàn bà và con nít:

nơi phố biển Phuket, Thái Lan và
bây giờ sau khi sóng thần tràn vào
bây giờ thì tôi biết rằng em bán
rong ngồi góc phố và chị bán dâm

Thơ tân hình thức như thế không kể
nào cho xuể. Để kết thúc, trở
lại với thơ cựu:

…Anh tự phụ tài năng và IQ trăm rưỡi
Đứng giữa bồn binh Hàng Xanh mà vỗ ngực xưng tên
Mỗ là Phan An
mình dây, mắt thô lố, tóc đen
Quần ka ki, áo sơ mi, không đồng hồ, chẳng kính
Thế giới đợi ngày lết lên tới đỉnh
Dòm xuống biển ruồi với con mắt nửa phần hai
Việc làm hôm nay cứ để ngày mai
Việc làm ngày mai chảy dài đến Tết
Câu nói cửa mồm là chẳng không đéo đếch
Vì anh là Phan An
Nhưng hôm nay
Hôm nay thì anh nhớ em
Thế đấy
(Shit).

Tháng ba

Bỏ bê blog chạy theo xô bồ đã được một thời gian, nay vác mặt dày lết lết lê lê về lại. Bởi vì ông bà ta đã dạy mất rằng ta về ta tắm bồn tắm nhà ta. Bởi vì ca dao của những kẻ phàm phu tục tử cũng truyền đời rằng anh đi anh nhớ rau muống mắm tôm cà pháo. Bởi vì cho dù có đi ăn cơm chiên ở Quảng Châu Tô Châu Hàng Châu, ăn phở bò Tràng An, ăn cháo hến Tràng Tiền, ăn hăm bơ gơ ở Hamburg, ăn spaghetti ở Milan, ăn gà tây chiên ở New York, hay ăn trứng đà điểu ở Sydney, hay ăn trùn ở Brunei, hay ăn bọ hung ở Xômali, hay ăn thịt người mé mé Maya Aztec, đến khi buồn ị mắc ói rồi cũng nhớ đến cái toilet lộ thiên quê nhà.

Bước chân ra một bước thấy cái sàng trên đầu mình nó rộng ra thêm một chút, và các loại lỗ cũng nhiều thêm một mớ. Xã hội nó tiến nhanh quá, tốc độ phát triển thật là lác mắt, chỉ ngồi yên nhìn thôi cũng đủ chóng mặt vã mồ hôi trán váng mồ hôi tai. Cho nên thở dài. Không thể nào thích ứng kịp. Không thể. Không thể nào. Không. Nào. Thể. Vô vọng.

Không còn những ngày xưa nữa. Cái gì cũng thế.

Cho dù thời này vẫn cố tỏ ra đạo đức giả đấy, nhưng cái sự thật nó nằm chềnh ềnh như con heo tạ ra thế kia, có mù cũng thấy tơ mơ. Biết bao ông nhạc sĩ viết nhạc về quê hương, tả mẹ già, tả bờ ao nhà mình, tả cái đình nhà mình, tả chuồn chuồn ớt, lại tả bờ tre với con sông tuổi thơ với thả diều đá bóng. Thật là láo. Thật là vô sỉ. Thật là chó chết. Vì rằng cái quê hương của ông ấy, cái quê mà Lê Anh Xuân ngày xưa bảo “Yêu từng bờ ruộng lối mòn, đỏ tươi bông gạo biếc rờn ngàn dâu” ấy, ngày nay nó hoành tráng lắm rồi, chẳng còn gì là “hàng ớt đã ra hoa, đám khoai trổ nụ đám cà trổ bông” nữa. Nhà đúc mọc lên khắp khắp, toàn tầm cỡ ba bốn tấm cả, quán cà phê đèn mờ mọc nơi nơi, xe Suzuki với Yamaha phóng vi vút, lâu lâu lại điểm xuyết thêm vài chú xe hơi bóp còi toe toe làm mấy con bò cái đang cho con bú sợ vãi cả linh hồn, té bổ chỏng ngay giữa lộ. Vì rằng cái “con sông mặt sóng xao” (móa đọc trẹo cả lưỡi) của ông ấy, nay người ta đang khẩn trương tiến hành nạo vét các loại đá cát bán lấy tiền mấy chục ngàn một khối, thành ra đáy sông đầy những hố những hầm, thành ra đầy những người chết đuối, thành ra đầy ma, thành ra đêm đêm sông không còn rì rào ca hát nữa mà chỉ còn bóng trắng là đà trên cồn giữa sông, lâu lâu hú lên mấy tiếng tiếc đời. Vì rằng cái bờ ao nhà mình của ông ấy, để phục vụ cho cái đề án XXX của chính phủ, xe tải xe ben nó về nó lấp mất tiêu rồi còn đâu, dế mèn dế nhũi hết chỗ ở phải chui cả vào nhà tôi đây này.

Ông sẽ bảo nước ta đang giàu lên, vì vậy quê ta phải phát triển, đó là cái nhẽ đương nhiên. Hoặc ông sẽ bảo đó là cái giá phải giả để thế giới mở lỗ chó chui cho ta vào vê kép tê ô. Chắc chắn. Đó là cái giá phải giả chứ còn gì nữa. Nhưng cớ làm sao, tổ tiên động ngứa chỗ nào mà ông lại cứ ca ngợi con sông xanh biếc có thuyền giấy trôi lững lờ mãi thế. Giá giả thì mặc giá, việc gì đạo đức của ông cũng phải giả theo?

Còn nếu ông nhạc sĩ nào không tả quê hương (vì đếch có quê hương chẳng hạn), thì ông sẽ viết về tình yêu. Tình yêu là cái đề tài muôn thuở không bao giờ cũ của nhân loại, vì nghe đồn rằng Ađam là lão già không rún tổ tiên male của chúng ta cũng đã làm một bài tình ca để tán Êvơ là mụ già không rún tổ tiên female của chúng ta. Tình ca thế này:

Hey hey, Eva em yêu
Roses are red, violets are blue
I am bullshit and so are you.

Tất nhiên là Êvơ cảm động xịt xít, và hai người cưới nhau rất đình đám đãi gần năm trăm bàn (thật ra chỉ có hai khách ngồi là Chúa Trời và con rắn), sau đấy đẻ ra Cain là thằng có rún đầu tiên, rồi Cain thiến tươi Abe là thằng có rún thứ hai… E hèm, nhưng cái chuyện lỗ rún đó thuộc về một lĩnh vực khác, tạm gác một bên, nay hãy trở về với các rún của bố nhạc sĩ Việt Nam ta. Nếu ngày xưa Phạm Duy với Trịnh Công Sơn chỉ chăm chăm ngồi ị bô cả ngày mà viết ra những dòng nhạc buồn thiu mà lại rối tung beng khó hiểu dạng như “Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao” hay “Gặp nhau hãy nép hơi im trong hương mới” rất vớ vẩn nhăng cuội, thì nay nhạc sĩ ta thẳng thắn bộc trực hơn nhiều. Giai thoại kể lại rằng có một đại nhạc sĩ Việt Nam thời nhạc trẻ thành phố lên ngôi đã một hôm bị phúc thống mắc ỉa khẩn cấp, giống như là bị giun kim chui vào ống mật, đã phải ngồi lì trong nhà xí cả ngày. Và, noi gương Bác Hồ vĩ đại ngồi đợi ngày mai, bác nhạc sĩ này cũng tận dụng thời gian ngồi sáng tác nhạc. Hắn đeo cái tai nghe mà các bác sĩ lang băm bệnh viện Từ Dũ vẫn dùng để khám lang ben, mội đầu nhét tai, một đầu áp vào thành bệ xí, lắng nghe từng cục từng cục rơi. Cứ mỗi cục như thế hắn lại kí âm thành một nốt, lúc thì Fa, lúc thì Sol, lúc lại Đô thăng, lúc thành Mi giáng, lúc rặn thì thành quãng lặng, trung tiện thì thành ra đảo phách, lúc chảy tu tu thì thành nốt ngân tự do, cứ thế không cùng. Sau một ngày, hắn cho ra lò các bài rất mạnh mẽ như sau “Bây giờ anh phải làm sao để em chịu tin anh đây” “Tôi đéo còn tin mày nữa đâu chăng”, “Hai thằng bây đều khỏe tao biết chọn trâu nào”, “Em giờ đây giống như đang đái giữa ngã ba đường” bài nào bài nấy nghe thật là hoành tráng mà lại dễ hiểu như định đề Euclide, không tăm tăm mò mò như bác Trịnh ta xưa. Có thằng ngồi nghe nhạc trẻ phê quá đã phán rằng: móa, mấy bài “Làm thân con gái không giống như đàn ông” này quả thật là đúng tới mức ngu xuẩn.

Lúc nãy có nhắc tới thơ Lê Anh Xuân, thôi giờ nhân tiện lạm bàn luôn về nền văn học thời nay. Cũng khác xưa nhiều lắm. Ngày xưa – cũng chưa xưa mấy, chỉ mới cách đây chừng mười mấy năm – người ta làm thơ như sau:

Tháng ba,
Ai ra đồng nghe lúa khát mưa
Ai ra chợ nghe rỗng lòng thúng mủng
Ai qua ngõ nghe tiếng chân nhẹ bổng
Chim sẻ bay nháo nhác đợi mùa.

Mỗi lần đọc những bài thơ như thế lại nghe tóc tai dựng đứng, các loại lông trổ ngược, người toát mồ hôi như bị sốt rét, lâu lâu lại thon thót giật mình. Đọc các bác cổ hủ lạc hậu như Nam Cao, hay Nguyễn Tuân, hay Vũ Trọng Phụng, hay Nguyễn Công Hoan, hay na ná như thế, lắm khi tự nhiên nước nó phòi ra nơi khóe mắt. Mấy quyển nhỏ nhỏ kiểu Lũ chúng tôi với Khoảng trống trong rừng cũng đáng để nhớ. Còn nếu lỡ dại ôm phải những bộ kinh điển như Những người khốn khổ hay Nhà thờ Đức Bà mà nhai thì chỉ có nước vác xô đi hứng đặng phơi nắng lấy muối ăn dần. Đấy ngày xưa thiên hạ toàn viết kiểu ám toán độc giả như thế, chà, tụi nhà văn ngày ấy thật là chó đẻ.

Bây giờ khác rồi, phù, may quá. Văn thơ bây giờ không tốn xu teng nước mắt nào cả. Đơn giản lắm, nước nhà đã WTO, bắt đầu nhận thức được rằng khách hàng là thượng đế, phải làm vừa lòng khách hàng mọi nơi mọi lúc, anh nào làm khách hàng khóc là a lê, xong, cút đi cho khuất mắt, không làm ăn gì được. Chính nhờ cái chủ trương hành động và mục đích sáng tác như thế mà văn thơ lúc này đọc rất khoái chí, có thể vừa đọc vừa thủ dâm được: “Gã đàn ông bắt đầu thò tay vào ngực cô”, “Tôi chiếm đoạt em, chán chường và hung hãn”, “Tôi bắn từng dòng tinh vào mặt em, em liếm kì hết” và đại loại như thế. Có mấy đứa bị rối loạn sinh lí, xem phim Yến Vi mười mấy tiếng một ngày, “bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa” sau mỗi bữa cơm, nay được cất nhắc lên làm đại văn hào, viết ra các tác phẩm để đời dạng như “Bóng đè”, mô tả các cách đè như thế nào cho đúng thế chó, thế vác cày, hay thế 69. Chừng như thấy vẫn còn chưa đủ, bộ Văn hóa thông tin không thông thái còn cho du nhập các loại văn học rất muốn du cơ từ Nhật Bản và Trung Quất, đại để “Rừng Na Uy”, “Đông Mặt Giời”, “Tử Cấm Nữ” rồi tung hê lên “Đây là các best seller trên thế giới” làm bà con đang xem Cô giáo Thảo với Chú Kim giật bắn mình nhận ra mình còn lạc hậu quá, vội đổ xô nhau đi tìm đọc cho kì được.

Bác nào bị liệt dương hay lãnh cảm không viết văn thơ như thế được thì cũng có cách viết khác khốc liệt không kém mẻ nào. Viết những câu văn không có chủ ngữ. Những câu văn. Không có vị ngữ Muốn. Chấm ở. Đâu thì chấm. Muốn phẩy ở, đâu thì phẩ, y. Các! Dấu câu? Đặt : khắp nơi… nơi. Ngữ từ lộn cả xáo hết. Không

Đâu vào đâu cũng tự dưng xuống hàng

.

Thật đáng sợ. Văn ấy mới là văn. Thơ ấy mới là thơ. Tài! Cindy Thái Tài!

(Bonus thêm, ngay chính các quyển văn học nước ngoài hiện nay cũng thế. Các Marc Levy với Dan Brown viết ra cuốn này cuốn nọ, bán chạy như tôm tươi, dựng thành phim đủ kiểu, thật ra cũng cứt bò, giống như mì ăn liền Gấu Đỏ, ăn xong là vứt vỏ vào thùng rác, chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện ợ lên ăn lại.)

 

Trưa, đói bụng, đi ăn cơm. Lúc khác tiếp.

PS: Nếu ai có hỏi dạo này bỏ blog chạy theo xô bồ là đi đâu, thì xin giả nhời rằng “xô” là (amen) tiền lương của Gameloft.