lại như thế này ngả ra lưng ghế mắt cay xè mà không muốn ngủ
lại như thế này chán hết mọi thứ chán cả từng dấu chấm dấu phẩy chữ hoa và dấu thị
lại như thế này tuấn ngọc khánh ly mặt nhăn mặt phê nữ hoàng chân đất giọng trầm và phản quốc
lại như thế này bất tài vô tướng tại sao sinh ra tại sao tại đây tại đúng lúc này
lại như thế này mặt nặng cổ nghẹn ghét vô cớ chán vô ích mọi thứ vô vọng vô hình dạng vô giác vô tri vô giá trị
lại như thế này có hồn có xác có giấc mơ thành xí quách có con chó ở góc nhai cục xương mừng mừng tủi tủi đá chẳng thèm cắn đuổi chẳng thèm đi
lại như thế này có ngày hôm qua có ngày hôm nay mà không thấy ngày mai đâu cả không thấy ngày mai của ngày mai đâu cả
lại như thế này như máu không chảy nữa như tim không đập nữa như phổi không ép nữa như da gà cũng không buồn nổi nữa
không buồn nổi nữa
Dân viết văn vốn có tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động, nhưng cũng nguôi nhanh, như thể trong người có máu điên, nhưng vẫn có đủ lý trí để kiềm chế được. Thế nên điên nó thay vì biểu hiện ở hành vi, nó xuất hiện trong văn chương.
Thực ra, không nên quen một nhà văn, vì khi ta quen người đó, ta chỉ thấy được chiếc mặt nạ người đó đang mang. Nên đọc, cảm nhận để biết được người đó dám nghĩ đến đâu. Viết văn giống như rút ruột ra cho người ta xem vậy. Đã gọi là rút ruột, thì bao sự hỉ nộ ái ố đều trong đó, PA thuộc trường phái này.
Theo một nghĩa nào đó, nhà văn dũng cảm hơn người thường một chút vì dám nói qua ngòi bút, phần nào dùng tư tưởng của mình hòng thay đổi tư duy hoặc điều chỉnh tư duy của một số hoặc rất nhiều người. Nhưng đối với những con người hành động, thì người viết văn vẫn chỉ là những anh thư sinh trói gà không chặt. Nói giỏi hơn làm.
Thực tế thì mình cũng rất băn khoăn, giữa hành động và viết, giữa nói và làm. Cuộc sống luôn nhuốm màu xám, chỗ đậm chỗ nhạt, khi nhìn vào góc tối thì đời sẽ thấy nhuốm màu u ám, khi nhìn vào góc sáng thì “ừ, vẫn có cái để mình tin”. Quan trọng là đứng có nhắm mắt làm ngơ mảng màu nào đã.
Nói theo một nghĩa nào đó, thì mình mất hứng viết, nhưng đọc blog bác nên mình có hứng, đành làm cây tầm gửi, kiếm chút đất bên góc nhà của bác.
Khi bác nhàm chán thì một chữ viết ra cũng không nổi, rõ là bác đang tự kỷ ám thị để viết văn :)!
“tự nhiên nó thế”, vì tự ban đầu nó đã thế. Anh sẽ mãi không thể thoát ra được cái quẩn quanh của anh, cái quả đầu bùng nổ bất đắc chí đến bi quan của anh. Viết có lẽ là một cách giải tỏa, có thể đem lại chút nỗi vui ảo chớp nhoáng, nhưng rồi cũng rơi vào bế tắc. Thực tế phũ phàng.
“Chỉ sợ cả đời anh chẳng được sung sướng”. Người như anh. Không nhiều. Người như anh. Buồn quá!
@bác Dũng: theo em, anh An viết cho có, viết vì viết vậy thôi, không phải là tự kỷ ám thị để viết văn đâu.
@Phải: Hi hi, tự kỷ ám thị để làm gì đó cũng bình thường thôi mà. Viết cho có thì mình không tin lắm, blog cá nhân mà viết cho có sao được. Viết vì “mình” thì đúng hơn!
Theo một nghĩa nào đó, nhà văn dũng cảm hơn người thường một chút vì dám nói qua ngòi bút, phần nào dùng tư tưởng của mình hòng thay đổi tư duy hoặc điều chỉnh tư duy của một số hoặc rất nhiều người. Nhưng đối với những con người hành động, thì người viết văn vẫn chỉ là những anh thư sinh trói gà không chặt. Nói giỏi hơn làm.
Tư tưởng thay đổi -> hành vi thay đổi -> cuộc đời thay đổi
1 cuộc đời thay đổi -> 1 cá nhân thay đổi -> cả xã hội trở mình
Theo mình thì người viết là người tạo ra cái gốc của sự thay đổi -> hãy cứ nói và hãy cứ viết! =))